Chẩn đoán học của Y học cổ truyền là dùng các phương pháp thuộc Tứ chẩn để khai thác các triệu chứng bệnh rồi căn cứ vào Bát cương của bệnh để quy nạp thành các hội chứng các tạng phủ, kinh lạc…
Nội dung chẩn đoán học của Y học cổ truyền bao gồm:
- Tứ chẩn: 4 phương pháp để khám bệnh: vọng (nhìn), văn (nghe), vấn (hỏi), thiết (xem mạch, sờ nắn).
- Bát cương: 8 cương lĩnh để chẩn đoán vị trí (biểu lý), tính chất (hàn nhiệt), trạng thái (hư thực) và xu thế chung của bệnh (âm dương).
- Các hội chứng về bệnh.
Tứ chẩn là 4 phương pháp vọng (nhìn), văn (nghe, ngửi ), vấn ( hỏi), thiết ( sờ nắn, xem mạch) để tập hợp được đầy đủ các triệu chứng đang biểu hiện trên người bệnh.
- VỌNG CHẨN:
Vọng, văn, vấn, thiết trong chuẩn đoán y học cổ truyền
Vọng chẩn là thầy thuốc dùng mắt để quan sát thần , sắc, hình thái cơ thể, quan sát mắt, tai, mũi, môi, lưỡi, rêu lưỡi… của người bệnh để biết tình hình bệnh tật bên trong cơ thể phản ánh ra bên ngoài.
Ví dụ: Xem sắc thường xem ở mặt,bình thường sắc mặt tươi nhuận,khi có bệnh sẽ biến đổi như :
- Sắc đỏ do nhiệt
- Sắc vàng do hư, thấp, tỳ mất kiện vận…
- Sắc trắng do hư, hàn, mất máu,..
- Sắc đen do thận hư, hàn, đau,…
- Sắc xanh do hàn, ứ huyết, kinh phong,..
- VĂN CHẨN:
Văn trong chuẩn đoán chính là nghe và ngửi
Văn chẩn là nghe âm thanh tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên, ngửi mùi bốc ra từ người bệnh…
Ví dụ:
- Tiếng nói nhỏ, hụt hơi, không đủ sức… là dấu hiệu của hư chứng.
- Tiếng nói to, vang, mạnh… là dấu hiệu thực chứng.
- Nói ngọng, khó nói, hay gặp trong chứng trúng phong.
- Hay nói, nói 1 mình là dấu hiệu tâm và thận hư.
- VẤN CHẨN:
Vấn chuẩn
Hỏi người bệnh hoặc thân nhân người bệnh là 1 yếu tố hết sức quan trọng để cung cấp thêm cho thầy thuốc những chi tiết không thể biết được về tiền sử bệnh, diễn tiến bệnh từ lúc khởi bệnh đến lúc thăm khám. Hỏi sẽ giúp thầy thuốc bổ sung những khái niệm đã có, làm sáng tỏ những nghi ngờ đã có khi nhìn và nghe.
- Những vấn đề cần hỏi:
- Nơi ở, sinh hoạt, tập quán, nghề nghiệp.
- Tinh thần và hoàn cảnh sống.
- Tiền sử bệnh (trước đây đã mắc bệnh gì…).
- Diễn tiến của bệnh từ lúc phát đến khi đến khám.
Đi hỏi chi tiết, thường áp dụng theo ‘Bài ca thập vấn”:
“Nhất vấn hàn nhiệt
Nhị vấn hãn
Tam vấn ẩm thực
Tứ vấn tiện
Ngũ vấn đầu mình
Lục hung phúc
Thất miên
Bát khát
Cửu vấn cựu bệnh
Thập vấn nhân.”
- THIẾT
Sờ, nắn, xem mạch – Thiết trong chuẩn đoán bằng đông y
Thiết là cắt mổ xẻ để phân tích. Đây là khâu cuối cùng trong tứ chẩn, nhằm tập hợp đầy đủ các triệu chứng, giúp cho việc chẩn đoán bệnh được toàn diện. Gồm có 2 phần: xúc chẩn và mạch chẩn.
4.1 Xúc chẩn:
Xúc chẩn là sờ nắn để tìm xem vị trí và tính chất của bệnh, thường xem tại da, thịt, tay chân và bụng.
Ví dụ:
Sờ vào da thấy nóng ngay, càng lâu càng nóng là thực chứng, biểu nhiệt; sờ vào nóng, ấn sâu vào mát: trong hư ngoài thực.
- Sờ lòng bàn tay nóng, cảm thấy da nóng bừng nhưng không sốt, do hư nhiệt.
- Da khô táo: Tân dịch giảm, ứ huyết.
- Phù: ấn mạnh vết lõm còn là thủy thũng, vết lõm nổi đầy ngay là khí thũng.
- Da thuộc phế (phế chủ bì mao) do đó nếu lỗ chân lông thưa, hở dễ bị ngoại cảm.
- Thích sờ nắn, xoa bóp (thiện án) thuộc hư, không thích xoa bóp (cự án) thuộc thực.
4.2 Mạch chẩn:
Mạch là khí huyết của con người, được ký ngụ trong hơi thở, biểu hiện ra ở hai tay, mỗi tay chia ra ba bộ: thốn, quan, xích. Để biết mạch của người bình thường phải xem lẻ từng bộ.
- Bộ thốn của tay trái là vị trí của tạng tâm và tiểu tràng; thuộc hành hỏa, mạch hiện ra phù đại, mà tán là mạch bình thường.
- Bộ quan tay trái là vị trí của tạng can và đởm, thuộc hành mộc, mạch huyền mà nhuyễn là mạch bình thường.
- Bộ xích tay trái là vị trí của tạng thận và bàng quang, thuộc thủy, mạch trầm mà hoạt là mạch bình thường.
- Bộ thốn bên tay phải là vị trí của tạng phế và đại tràng, thuộc hành kim, mạch hiện ra phù mà sác là mạch bình thường.
- Bộ quan ở bên tay phải, thuộc vị trí của tạng tỳ và vị, thuộc hành thổ, mạch hòa mà hoãn là mạch bình thường.
- Bộ xích bên tay phải là vị trí của thận và tâm bào lạc, tam tiêu, thuộc tướng hỏa, mạch trầm mà thực là mạch bình thường.
Gộp cả ba bộ xem chung mà trong mỗi hơi thở mạch đập 4 nhịp (một lần thở ra và một lần hít vào là một hơi thở) mạch không trầm, không phù, không trì, không sác, mạch đi hòa hoãn, đều đặn đó là mạch bình thường, không có bệnh. Khi mạch có bệnh thì tùy theo khí huyết thịnh suy, hàn nhiệt của từng người mà mạch có biến hóa khác nhau.
Những người khí huyết thịnh mà nhiệt, khi cảm nhiễm phải tà khí lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) mạch sẽ biến ra phù, sác, hồng, trường, hoạt, đại, huyền, khẩn, khâu, thực đều thuộc mạch dương. Đó là bệnh ngoại cảm đang ở phần biểu, bệnh thuộc ngoại tà thực chứng.
Nếu khí huyết của người thuộc hư mà hàn, khi mắc chứng nội thương thất tình (mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, kinh, sợ) mạch sẽ biểu hiện ra dạng trầm, trì, nhuyễn, nhược, nhu, sác, hoãn, phục, tế, mạch hư thuộc loại mạch âm. Đó là bệnh nội thương ở phần lý, bệnh thuộc chính khí hư.
Sự tập hợp triệu chứng đầy đủ, sẽ giúp người thầy thuốc hệ thống hóa được dễ dàng, để thực hiện việc chẩn đoán bệnh thuộc hội chứng nào của Bát cương, bệnh của tạng phủ, kinh lạc nào, do nguyên nhân nào gây ra. Từ đó mà quyết định phương pháp điều trị cho thích hợp.
Đông Y hiện nay không chỉ phổ biến với người phương đông mà còn bắt đầu phổ biến với cả những người nước ngoài. Một phòng khám Đông Y gặp khó khăn rất nhiều khi giao tiếp với người nước ngoài do rào cản ngôn ngữ. Chính vì vậy, đăng ký khóa học tại EasyMed Center sẽ giúp các bác sĩ Đông Y tiếp cận và đưa phương pháp độc đáo cổ truyền vươn ra xa hơn trên thế giới.