Điều trị thuốc cho trẻ em

Để tìm hiểu việc điều trị thuốc cho trẻ em không chỉ các bác sĩ Y khoa hay những người học về Y khoa chuyên ngành mới cần biết, mà các vị phụ huynh cũng cần hiểu rõ để biết cách phân biệt thuốc cho trẻ em.

Khám chữa bệnh cho trẻ em

 

Điều trị thuốc ở trẻ em khác với người lớn, cụ thể điều trị thường dựa trên cân nặng hoặc diện tích bề mặt của trẻ. Liều lượng (và khoảng cách liều) khác nhau do khả năng hấp thu thuốc, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ thuốc khỏi cơ thể phụ thuộc theo lứa tuổi của trẻ. Điều trị một bệnh nhi không thể an toàn nếu dùng thuốc với liều dành cho người lớn và cũng không thể suy ra liều của một đứa trẻ dựa vào liều của người lớn (ví dụ là trẻ 7 kg cần 1/10 liều của người lớn 70 kg).

Hầu hết các loại thuốc chưa được nghiên cứu đầy đủ ở trẻ em, mặc dù pháp luật cung cấp thẩm quyền theo luật định và cho phép các cơ quan quản lý tiến hành những nghiên cứu trên.

Tác dụng phụ và độc tính

Trẻ em nói chung đều có thể có những tác dụng phụ tương tự như người lớn khi dùng thuốc, tuy nhiên nguy cơ bị tác dụng phụ có thể tăng cao với một số loại thuốc nhất định do sự khác biệt về dược động học hoặc do thuốc có tác dụng lên tăng trưởng và phát triển ở trẻ.

Trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị ngộ độc tình cờ cao hơn khi chúng dùng các vitamin hoặc các loại thuốc của người lớn. Trẻ nhũ nhi cũng có nguy cơ độc tính từ thuốc của người lớn; độc tính có thể xảy ra trước khi sinh do thuốc qua rau thai hoặc qua sữa mẹ sau sinh hoặc qua tiếp xúc da với những người chăm sóc đang sử dụng một số thuốc bôi tại chỗ (ví dụ như scopolamine cho bệnh say tàu xe, malathion cho bệnh chấy rận, diphenhydramine cho ngộ độc lá thường xuân).

Tác dụng phụ, thậm chí tử vong, đã xảy ra ở trẻ em được điều trị bằng các thuốc không cần kê đơn trong bệnh ho và cảm lạnh, các thuốc chứa kháng histamin, thuốc co mạch chống ngạt mũi, và thuốc giảm ho dextromethorphan. Các khuyến cáo hiện nay là không nên dùng cho trẻ < 4 tuổi.

Vì vậy một bác sĩ Y khoa cần hiểu rất rõ về các biến chứng và dược động học khi điều trị thuốc cho trẻ. Dược động học đề cập đến quá trình hấp thu thuốc, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc. Có những biến đổi quan trọng liên quan đến tuổi tác trong dược động học. 

 

Hấp thu thuốc ở trẻ em

Hấp thu ở đường tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi:

  • Bài tiết axit dạ dày
  • Sự hình thành muối mật
  • Thời gian rỗng dạ dày
  • Chuyển động ruột
  • Chiều dài ruột và bề mặt hấp thụ hiệu quả
  • Vi sinh vật đường ruột

Tất cả các yếu tố này đều giảm ở trẻ sơ sinh (đủ tháng/đẻ non) và tất cả yếu tố trên có thể bị giảm hoặc tăng ở những trường hợp mắc bệnh ở bất kỳ tuổi nào.

Giảm tiết acid trong dạ dày làm tăng tính sinh khả dụng của thuốc bị tiêu hủy trong môi trường acid (ví dụ penicillin) và làm giảm sinh khả dụng của thuốc có tính axit yếu (ví dụ phenobarbital).

Sự hình thành muối mật giảm làm giảm sinh khả dụng của các thuốc tan trong dầu (như diazepam).

Giảm thời gian làm rỗng dạ dày và nhu động ruột làm tăng thời gian để đạt được nồng độ điều trị khi dùng thuốc được dùng đường uống cho trẻ < 3 tháng. Các enzyme chuyển hóa thuốc có trong ruột của trẻ nhỏ là một nguyên nhân khác làm giảm sự hấp thu thuốc. Trẻ sơ sinh bị tắc ruột bẩm sinh hoặc phẫu thuật cắt đoạn ruột hoặc những trẻ nuôi ăn bằng sonde tá tràng có thể gặp vấn đề hấp thu cụ thể tùy thuộc vào độ dài và vị trí đoạn ruột bị mất.

Sự thay đổi trong hệ vi khuẩn đường ruột giúp chuyển hóa cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ trong ruột.

Thuốc tiêm thường được hấp thu không ổn định do

  • Sự thay đổi trong đặc tính hóa học của thuốc
  • Sự khác biệt về sự hấp thụ theo vị trí tiêm thuốc (trong trường hợp tiêm bắp hoặc tiêm dưới da)
  • Sự thay đổi khối lượng cơ ở trẻ em
  • Bệnh lý nền (ví dụ tình trạng tuần hoàn suy giảm)
  • Sự thay đổi độ sâu khi tiêm (quá sâu hoặc quá nông)

Việc tiêm bắp thường ít dùng ở trẻ em vì đau và khả năng gây tổn thương mô, nhưng khi cần thiết có thể dùng tốt nhất cho các loại thuốc hòa tan trong nước vì không gây kết tụ ở vị trí tiêm.

Khả năng hấp thụ qua da có thể tăng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do lớp sừng mỏng và bởi vì tỷ lệ diện tích bề mặt da/cân nặng lớn hơn nhiều so với trẻ lớn hơn và người lớn. Sự không toàn vẹn của da (ví dụ, trầy xước, chàm, bỏng) làm tăng sự hấp thu ở trẻ ở mọi lứa tuổi.

Đường dùng thuốc đặt hậu môn chỉ thích hợp đối với các trường hợp khẩn cấp khi không có sẵn đường truyền tĩnh mạch (ví dụ, dùng diazepam thụt trực tràng trong trạng thái động kinh). Vị trí đặt thuốc trong khoang trực tràng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc vì sự khác biệt trong hệ thống dẫn tĩnh mạch. Ở trẻ nhỏ, thuốc có thể bị đẩy ra ngoài trước khi hấp thu đủ lượng thuốc cần thiết.

Hấp thu thuốc đường hít ở phổi (ví dụ:, thuốc hít cường beta giao cảm đối với bệnh hen, chất surfactant đối với hội chứng suy hô hấp) ít thay đổi do các thông số sinh lý nhưng thay đổi nhiều hơn do thiết bị sử dụng đưa thuốc vào phổi và kĩ thuật của người chăm sóc cũng như sự hợp tác của người bệnh.

Những kiến thức y khoa được EasyMe Center – Trung tâm tiếng Anh Y Khoa biên dịch giúp cho những bác sĩ hiểu rõ hơn về chuyên ngành Nhi khoa. Để dịch được các tài liệu tiếng Anh Y Khoa hay giao tiếp với bệnh nhân y khoa cần phải học về tiếng Anh y khoa chuyên ngành hoặc tiếng Anh y khoa cơ bản. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *